Khi nhắc đến việc trang trí phòng ngủ thứ 2, điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến chính là một chiếc giường lớn, một chiếc tủ quần áo và một bộ bàn ghế đơn giản. Cách bố trí này đương nhiên vẫn sẽ phù hợp với nhiều gia đình, đặc biệt những nhà thường xuyên có khách tới chơi. Song, không phải nhà nào cũng thế. Và căn phòng đó ngay lập tức trở nên thừa thãi.
Đơn cử, trong cuộc sống thành thị hiện đại, người thân hay bạn bè không đến thăm thường xuyên và mỗi tấc đất đều quý giá. Thì việc biến không gian này thành một căn phòng chức năng, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu hàng ngày của chúng ta là điều nên làm.
Nếu bạn cũng quan tâm tới cách bố trí này, hãy tham khảo tiếp nội dung trong bài viết này!
1. Phòng học và phòng thay đồ tích hợp
Đối với những người yêu thích đọc sách thì một căn phòng yên tĩnh và thoải mái là điều cần thiết. Tuy nhiên, ở một thành phố có không gian hạn hẹp, việc bố trí một phòng học riêng biệt rõ ràng là quá xa xỉ. Vì vậy, bạn có thể biến một phần phòng ngủ thứ hai thành phòng làm việc. Trong đó có thể thử thiết kế một dãy tủ sách đặt sát tường, cùng với một chiếc bàn rộng rãi đặt ở giữa và một chiếc ghế ngồi phù hợp, tạo điều kiện thư giãn và thoải mái cho việc đọc sách.
Trong đó, kiểu thiết kế này sẽ khéo léo tận dụng phần bức tường còn lại để làm khu vực lưu trữ quần áo, thay đồ của bạn.
Bằng cách lắp đặt một bộ tủ quần áo cao từ trần đến sàn, bạn sẽ thấy tác dụng nó đem lại không chỉ là đáp ứng nhu cầu lưu trữ quần áo mà còn hình thành sự tích hợp hoàn hảo với phòng làm việc. Thiết kế tích hợp này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn nâng cao tính thẩm mỹ tổng thể.
2. Khu học tập và nghỉ ngơi tích hợp
Sau giờ làm việc bận rộn, ai cũng mong muốn có một góc yên tĩnh để thư giãn. Vì vậy, bạn có thể đặt một chiếc ghế sofa đơn và một chiếc bàn cà phê nhỏ ở góc giữa nối liền giường ngủ và bàn làm việc. Khi ánh nắng chiều chiếu qua rèm trên ghế sofa, cầm một cuốn sách lên, nhâm nhi tách trà, đảm bảo bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian yên bình.
3. Tích hợp khu vực lưu trữ và tập thể dục
Ngày nay, con người rất chú trọng tới sức khỏe. Trong không gian hạn chế, bạn có thể khéo léo tích hợp để biến căn phòng này thành một khu tập thể dục mini. Chọn một số thiết bị thể dục đa chức năng và có thể gập lại, chẳng hạn như máy chạy bộ gấp, thiết bị thể dục đa chức năng, v.v., có thể đáp ứng nhu cầu tập thể dục hàng ngày mà không chiếm quá nhiều không gian.
4. Thiết kế nửa mở
Để không gian trở nên trong suốt hơn, đây là kiểu thiết kế mà bạn có thể lựa chọn. Bằng cách loại bỏ một số bức tường không chịu lực và phân chia các khu vực bằng vách ngăn kính trong suốt hoặc kệ rỗng, bạn không chỉ duy trì sự gắn kết của không gian mà còn tăng tính phân lớp trực quan.
5. Thiết kế độc lập
Mặc dù nhấn mạnh thiết kế tích hợp đa chức năng nhưng mỗi khu vực vẫn duy trì tính độc lập. Ví dụ, trong khu vực học tập, một môi trường đọc sách yên tĩnh và tập trung được tạo ra thông qua việc sử dụng màu sắc và ánh sáng một cách thông minh. Phòng thay đồ và khu vực tập thể dục đạt được hiệu quả vừa đẹp mắt vừa thiết thực thông qua việc bố trí không gian và lựa chọn nội thất hợp lý.
Và nếu không muốn thử thiết kế tích hợp, hãy thử cân nhắc tới cách này xem!
6. Không gian đa chức năng
Gọi là “đa chức năng” bởi nó được tích hợp giữa việc đọc sách, giải trí và tập thể dục. Như trong hình bên dưới đây, những thứ bạn cần chỉ là một chiếc bàn gấp thông minh, một bộ tủ sách âm tường và một chiếc giường sofa thoải mái.
Có thể, những gợi ý trên sẽ không phù hợp nếu gia đình bạn đang thiếu phòng để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu còn thừa không gian phụ nào và muốn “biến hóa” theo cách mới lạ thì hãy thử những cách này nhé! Nó không chỉ tối đa hóa không gian hạn chế mà còn giúp cuộc sống của gia đình bạn trở nên nhiều màu sắc hơn đó!
Theo PNS
https://phunuso.baophunuthudo.vn/y-tuong-trang-tri-phong-ngu-thu-2-di-nguoc-so-dong-nhung-khien-cuoc-song-gia-dinh-tro-nen-nhieu-mau-sac-hon-193240516103430506.htm