Yoko Ogasawara, chuyên gia tiết kiệm tiền nổi tiếng người Nhật, năm nay 73 tuổi, đã xuất bản cuốn sách về chủ đề tiết kiệm tiền của riêng mình. Bà đã chuẩn bị tiết kiệm tiền để nghỉ hưu từ năm 30 tuổi, và tính cho tới hiện tại, bà đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc này.
Trong đó có một phương pháp: quy định chỉ tiêu 1.000 yên (khoảng 154 ngàn đồng) mỗi ngày rất phổ biến ở Nhật Bản. Đây là một mức tiêu dùng rất rất thấp ở Nhật Bản.
Và đây là một vài điều Yoko Ogasawara làm để hiện thực hóa mục tiêu tiết kiệm để nghỉ hưu của bản thân.
1. Chỉ mua giấy cuộn, không mua khăn giấy
Bà Ogasawara không bao giờ mua khăn giấy đóng hộp, chỉ mua giấy cuộn. Theo bà, sử dụng khăn giấy đóng gói sẽ gây lãng phí, tuy nhiên việc sử dụng giấy cuộn có thể kiểm soát được thời gian sử dụng, giá thành rẻ hơn so với loại giấy kia. Việc mua một cuộn và sử dụng lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
2. Sử dụng các tờ rơi quảng cáo thu thập được làm tấm lót bàn
Việc này không chỉ giúp loại bỏ những rắc rối trong việc vệ sinh và giữ gìn mà còn thân thiện với môi trường. trong cuốn sách của mình, bà còn đưa ra thêm một lý do khác cho hành vi này của bản thân: “Nhìn những trang quảng cáo đẹp mắt, ăn uống càng ngon miệng hơn.”
3. Lập kế hoạch mỗi khi đi mua sắm
Lập danh sách và không bao giờ mua những món đồ không có trong danh sách. Mỗi khi ra ngoài mua thứ gì đó, bà Ogasawara luôn lập danh sách trước khi đi. Khi ra ngoài, bà chỉ mua những gì mình muốn và không tiêu tiền bừa bãi. Bà thậm chí còn nhắc nhở bản thân phải nhanh nhanh chóng chóng khi đến siêu thị, tránh ở lại quá lâu và mua thêm đồ.
4. Không mua các chất điều vị
Bà Ogasawara lo lắng các thành phần trong chất điều vị sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nên đã ngừng mua các chất điều vị từ rất sớm. Khi nấu ăn, bà chú trọng tới hương vị nguyên bản của món ăn và sử dụng các gia vị tự nhiên.
5. Không vứt bỏ túi hộp
Các loại hộp túi đã qua sử dụng, bao gồm nhiều loại chai, hộp đều sẽ được giữ lại, sau khi rửa sạch có thể dùng làm hộp bảo quản để đựng rau, trái cây và các nguyên liệu khác, giảm thiểu chất thải và rác thải tích tụ, góp phần vào hành vi xanh và thân thiện với môi trường.
6. Giữ lại hạt của những loại trái cây
Những loại hạt chẳng hạn như hạt dưa, hạt bí… sẽ được bà giữ lại sau khi sử dụng củ quả để chế biến món ăn, sau đó bà sẽ phơi khô và rang chúng lên ăn.
Mặc dù sống một cuộc sống “keo kiệt” và hết sức đạm bạc nhưng bà Ogasawara Yoko luôn trong trạng thái tận hưởng cuộc sống đó và khiến bản thân thực sự hạnh phúc, thoải mái. Lời khuyên của bà dành cho những bạn trẻ muốn tiết kiệm tiền là: hãy luôn nhắc nhở bản thân, giảm tâm lý so sánh, giảm ham muốn mua sắm và học cách yêu lấy một cuộc sống đơn giản, một cuộc sống giản đơn sảng khoái nhẹ nhõm, mới là cuộc sống hạnh phúc nhất.
Còn bạn, liệu bạn có đồng ý với quan điểm tiết kiệm của bà Ogasawara hay không? Nếu là bạn, bạn có thể làm được bao nhiêu điều trong số 6 điều trên?
Theo Đời sống Pháp luật