Trong tháng 5 này, Hiệp hội Hóa học Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý. Cụ thể, họ tìm thấy hóa chất chống cháy trong không khí cabin có khả năng gây ung thư cho người dùng hít phải.
Hóa chất trên là tris (1-chloro-isopropyl) phosphate hay thường được biết đến với tên viết tắt TCIPP. Chất phụ gia chống cháy này được sử dụng trong bọt polyurethane sử dụng để chế tạo ghế ngồi cho hầu hết ô tô sản xuất trên toàn cầu.
Nghiên cứu của tổ chức trên theo dõi lâu dài 155 người lái xe với xe sử dụng sản xuất từ 2015 tới nay. Tổng cộng, có 101 bài thử được thực hiện trong mùa đông và 54 trong mùa hè.
Kết quả cuối cùng cho thấy 99% xe nghiên cứu xuất hiện TCIPP bốc lên từ ghế. Khi nhiệt độ trong cabin tăng cao, nồng độ TCIPP cũng tăng 2 tới 5 lần.
Số lượng chính xác TCIPP xuất hiện trong không khí là từ 0,2 tới 11.600 nanogram mỗi gram khí (1 nanogram bằng 1 phần tỷ gram).
Tổ chức trên cho biết cần có thêm những nghiên cứu mới để đo đạc nồng độ TCIPP cao tới đâu có thể tăng tỉ lệ gây ung thư. Tuy vậy, họ trích dẫn một báo cáo về độc tính xuất bản vào 2023 về việc TCIPP có thể gây ung thư trên chuột, vậy nên nguy cơ tiềm ẩn là có.
Để hạn chế tác hại của TCIPP, tổ chức Mỹ khuyến cáo chủ xe nên mở cửa khi đỗ bên ngoài ở vị trí an toàn. Nếu không thể làm vậy, sử dụng điều hòa với chế độ gió ngoài hay mở cửa xe rồi chờ một thời gian trước khi sử dụng trong ngày nắng nóng là một số giải pháp khác.
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/soc-khong-khi-trong-xe-co-chat-gay-ung-thu-ac-biet-nhieu-khi-troi-nong-chu-xe-cang-can-lam-ieu-nay-trong-mua-he-a421521.html