Một ngày nọ, khi tôi đếm số tiền mình đã chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày, cuối cùng tôi cũng hiểu được nỗi kinh hoàng của việc cộng từ ít lại thành nhiều…
Dưới đây là 8 khoản chi nhỏ bạn nên để ý:
1. Đăng ký tài khoản sử dụng ứng dụng
Tài khoản sử dụng các ứng dụng như: Lưu trữ ảnh, xem phim, nghe nhạc… có thể không đáng bao nhiêu, nhất là khi bạn đang dư dả về mặt tài chính. Đó cũng là lý do mà hầu hết chúng ta đều sẵn sàng đăng kí ngay tức thì, thậm chí còn cài đặt thanh toán tự động để tiện cho những ngày tháng sau. Để rồi, dần dần, chúng hình thành một khoản chi phí “đáng kể”.
Sau khi tinh giản và hủy bỏ một số loại tài khoản đăng kí online, đảm bảo khi tính ra số tiền tiết kiệm được cũng đủ để bạn sống cuộc đời vui vẻ mà không phải “ngỡ ngàng bật ngửa” liên tục trước những khoản trừ “trời ơi đất hỡi” hàng tháng.
Trái cây và rau củ đều là những thứ tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi mua hãy kiểm tra thật kĩ và đủ số lượng đang cần. (Ảnh minh hoạ)
2. Mua quá nhiều trái cây và rau củ
Khi đi siêu thị hoặc chợ rau, nhiều người luôn bị thu hút bởi những loại trái cây, rau quả rẻ tiền và điều quan trọng nhất là không có thói quen nếm thử. Bởi thế nên dễ mua phải nhiều loại trái cây đã bị thối, hỏng hoặc không ngon.
Ước tính, có tới 1/3 đến 1/4 loại trái cây và rau củ quả có thể bị bỏ đi 1 cách lãng phí mỗi lần mua. Vậy nên, nếu có thể biến sự lãng phí này thành việc kiểm soát bản thân trong việc mua sắm thì bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều đó.
3. Cái bẫy của thói quen “ăn sẵn”
Ngày nay, đồ ăn có sẵn ở bên ngoài thực sự rất đắt. Vậy nên, nếu bạn liên tục ăn ở ngoài, số tiền phải chi ra cho việc ăn uống hàng tháng quả thực vô cùng tốn kém.
Tốt hơn, hãy chuẩn bị bữa ăn của riêng mình và nấu những bữa ăn đơn giản. Hành động này rất dễ dàng, lại sạch sẽ và tiết kiệm tiền, hãy thử ngay nhé!
4. Chi phí đi lại hàng ngày
Nếu ở gần công ty, bạn có thể chọn đi xe đạp. Còn nếu ở xa, hãy thử sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu cao tốc trên cao,… Điều này không chỉ giúp bạn có thể rèn luyện thể dục hàng ngày mà còn tiết kiệm đáng kể số tiền so với việc thuê xe máy hoặc taxi đi làm mỗi ngày nữa đó. Cách này thực sự không chỉ có hiệu quả về mặt chi phí mà còn liên quan tới sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần của bạn.
5. Sử dụng năng lượng điện/nước bừa bãi
Nước, điện – đều là những khoản chi phí nhỏ mà chúng ta ít để ý đến trong cuộc sống hàng ngày và dần trở thành những khoản chi tiêu lớn chỉ mang mục đích phục vụ cho nhu cầu của bản thân chúng ta.
Khi còn nhỏ, bố mẹ là người chi trả những khoản tiền này và vô hình trung, chúng ta không thể biết được nó tốn kém thế nào mỗi năm. Nếu muốn tiết kiệm, hãy hình thành thói quen tắt đèn/điện, vòi nước ngay khi không sử dụng. Điều hoà và các thiết bị điện không quá cần thiết cũng không nên bật thường xuyên. Về cơ bản, con người có một thứ khả năng tuyệt vời đó là thích nghi và mọi vật dụng có xung quanh chúng ta thật sự không cần thiết đến vậy.
6. Mua những thứ bạn không cần
Thỉnh thoảng khi đi mua sắm, bạn sẽ bị thu hút bởi những món đồ nhỏ xinh nhưng… không có tác dụng gì cho cuộc sống. Khi mua, bạn sẽ nghĩ nó chẳng đáng là bao. Thế nhưng, những khoản chi này chỉ cần tính gộp theo năm cũng đủ để bạn thấy nó làm tăng chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn tới cỡ nào.
Đây chính là 1 khoản chi phí tiềm ẩn nhưng chúng là những thứ chúng ta thường không để ý khi tiết kiệm. Khi mua chúng, trước tiên bạn nên nghĩ xem liệu mình có thể sử dụng chúng hay không và liệu thu nhập của bạn có đủ khả năng chi trả hay không.
7. Nghĩ đến chuyện mua bán
Thi thoảng, vì nhu cầu hoặc sở thích cá nhân nên đôi khi, bạn sẽ muốn mua 1 vài món đồ như: Đàn, sáo, máy ảnh… với suy nghĩ sẽ học và thậm chí sử dụng để… kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, những thứ thuộc về sở thích bộc phát sẽ không kéo dài. Vậy nên, bạn nghĩ tới chuyện có thể bán đi những món đồ đó khi không cần thiết mà quên mất ở thời điểm bán đi, chúng có thể bị hạ giá trị trầm trọng.
Quả thực, những “cơn sốt” kéo dài chỉ trong vài phút này và thói quen mua sắm bốc đồng khiến chúng ta dễ rơi vào bẫy chi tiêu lãng phí. Từ đó, số tiền tiết kiệm sẽ bị giảm đi đáng kể, thậm chí bằng 0.
8. Hãy ngừng tạo ra nhu cầu cho bản thân
Cuối cùng, cá nhân tôi khuyên bạn không nên tạo ra nhu cầu cho bản thân khi không có nhu cầu. Hãy ngừng mua sắm trên các ứng dụng mua sắm hoặc đi siêu thị vào cuối tuần. Điều này sẽ khiến bạn mua thêm những thứ bạn không cần.
Nếu bạn có bất kỳ nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày nào, hãy nhìn vào chúng, nghĩ về chúng và trực tiếp mua chúng. Đồng thời loại bỏ nhu cầu mua sắm giữa chừng, bạn sẽ thấy rằng việc hình thành thói quen tiết kiệm tiền thực sự dễ dàng hơn nhiều.
Nếu bạn cũng gặp vấn đề tương tự như thế này, hãy thử tham khảo và áp dụng các cách kể trên nhé! Cuối cùng, chúc bạn sớm kiểm soát được chi tiêu để không còn phải chạy theo đồng tiền!
Theo PNS
https://phunuso.baophunuthudo.vn/sau-khi-cong-tat-ca-so-tien-nho-ma-minh-thuong-bo-ra-toi-da-vo-cung-giat-minh-193240508080808742.htm