Dưới đây là bài chia sẻ trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và cung cấp kiến thức):
Bà Trương 64 tuổi
Bà Trương là kế toán, chúng tôi thường xuyên chơi mạt chược nên tôi khá biết về tình cảnh của bà. Nhưng, điều tôi không ngờ chính là bà ấy đã có nhiều sự tính toán cho cuộc sống hưu trí, đến nỗi coi việc tiết kiệm tiền như một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống sau này.
Trương nghỉ hưu từ khi mới 50 tuổi, dù rằng vẫn có thể tiếp tục làm việc, nhưng bà đã từ chối với lý do gia đình, và sống với lương hưu 2.000 NDT/tháng (hơn 7 triệu đồng).
Chỉ xét về mặt tài chính, cuộc sống của bà ấy rất khá, hơn nữa chồng vẫn chưa nghỉ hưu, mỗi tháng cũng có thu nhập ổn định.
Họ có hai người con, một trai và một gái. Con gái thì không cần nói, rất ít khi làm phiền đến cha mẹ, sau cả chuyện cưới xin cũng không tiêu tốn nhiều của gia đình. Khi con trai cưới vợ, gia đình cũng giúp đỡ tiền mua nhà, mua xe, nhưng từ đó về sau bà không còn chi khoản nào nữa.
Sau khi cháu trai ra đời, thay vì thuê bảo mẫu, bà Trương đã chủ động đến nhà chăm cháu. Bà ấy nói: “Tôi tính toán rồi, thuê bảo mẫu tốn kha khá tiền, thà tôi ở nhà chăm cháu còn hơn, còn yên tâm hơn nữa”.
Cháu trai lớn lên, bà Trương tự do bắt đầu cuộc sống hưu trí, thậm chí còn nói thẳng với con trai và con dâu, trừ khi tình huống khẩn cấp mới giúp đỡ, còn nếu không cấp bách thì không giúp một xu nào.
Lẽ ra, bà không cần giúp đỡ con cái, cũng không có áp lực cuộc sống, nhưng bà lại càng tiết kiệm hơn. Trong nhà, từ bàn ăn, bàn trà, đến đồ dùng nhà bếp, tất cả đều là những thứ đã được sử dụng từ lâu.
Tôi đùa cợt rằng, giờ nghỉ hưu, con cái cũng đã có gia đình riêng, tại sao không thay đổi một số thứ tốt hơn để tận hưởng niềm vui tuổi già. Nhưng bà ấy nói: “Những thứ còn sử dụng được là tốt rồi, thay đổi thường xuyên lại cảm thấy không thoải mái, hơn nữa những món đồ cũ này cũng đã dùng nhiều năm, tôi quen rồi, không muốn thay đổi”.
Nhiều người sau khi nghỉ hưu thường tham gia các nhóm người cao tuổi hoặc đi du lịch khắp nơi để tận hưởng cuộc sống, nhưng bà Trương lại khác. Bà hầu như không đi chơi những thứ đó. Du lịch thì càng tiết kiệm càng tốt, bà chỉ đi tour du lịch giá rẻ. Trong quá trình đi chơi, bà cũng hầu như cố gắng tiết kiệm tiền đến mức tối đa, ngay cả việc ăn uống cũng chọn nơi rẻ nhất.
Tôi thường nói bà Trương quá tiết kiệm, người khác đều đang tận hưởng cuộc sống hưu trí chất lượng cao, nhưng bà nói: “Càng tiết kiệm, tuổi xế chiều càng an tâm”.
Lời bà nói đã chứng minh là đúng, chồng bà ấy bị tai biến, không thể tự chăm sóc bản thân, nhưng bà không hề do dự mà đã thuê bảo mẫu về nhà để chăm sóc chồng, còn bà vẫn tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình, vừa thoải mái, vừa yên tâm.
Nhưng nếu so sánh với bà Trần, người hàng xóm đối diện có điều kiện tương đương, thì hoàn toàn ngược lại.
Bà Trần 65 tuổi
Bà Trần đã nghỉ hưu khoảng mười năm. Thu nhập cũng không thấp, là một giáo viên, nhưng điểm khác biệt là bà rất quan tâm đến con trai mình.
Khi con trai kết hôn, vợ chồng bà đều trả hết tiền mua nhà cho con, sau đó thường xuyên giúp chăm cháu, thậm chí còn tự bỏ tiền thuê bảo mẫu. Bà cho rằng việc này giúp cuộc sống của con cái dễ dàng hơn.
Tôi nói rằng nên dành dụm tiền cho bản thân để khi con cái không quan tâm đến mình, nhưng bà lại quả quyết tin rằng: “Dù sao số tiền của chúng ta cuối cùng cũng là để cho con cái, tôi làm như vậy mới yên lòng”.
Sau này, cuộc sống hưu trí của bà Trần hầu như toàn là tiết kiệm tiền rồi cho con cháu, nhưng lại không nỡ tiêu tiền cho mình.
Tất nhiên, việc tự nguyện giúp đỡ con cái cũng mang lại cho bà cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Ví dụ, các dịp lễ, gia đình con trai thường mang theo rất nhiều thứ về thăm hỏi bà ấy, đôi khi bà còn chạy đến nhà tôi để khoe về chiếc vòng vàng mà con trai mua cho mình, về quần áo mới mà con dâu đã tặng, khiến người khác phải ghen tị.
Nhưng theo thời gian, cuộc sống của bà Trần cũng thay đổi rất nhiều. Bà phải ngồi xe lăn vì chân tay không khỏe, chồng cũng quá lớn tuổi, cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Tôi nhiều lần ghé thăm, bảo bà ấy thuê một người giúp việc để cuộc sống dễ dàng hơn.
Có chuẩn bị mới là sự đảm bảo tốt nhất cho tuổi xế chiều
Trong cuộc sống, có người cho rằng không cần phải phung phí tiền bạc vào những thứ không cần thiết, họ sống một cách giản dị. Nếu chi tiêu hoang phí, họ lo sợ rằng sau này sẽ không còn khả năng chống chọi với những rủi ro, và nếu có chuyện bất ngờ xảy ra, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn.
Trong khi đó, người khác lại luôn miệng nói không muốn làm gánh nặng cho con cái. Nhìn vào hai người hàng xóm với phong cách sống hoàn toàn đối lập, bà Trương tiết kiệm để dưỡng già, luôn tính toán rõ ràng với con trai mình, tiền tiết kiệm được giúp bà và chồng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.
Ngược lại, bà Trần, nhiều năm qua luôn nghĩ cách giúp đỡ con trai, tiền dành dụm được cũng dùng để hỗ trợ con, và cuối cùng, việc dưỡng già vẫn phải tự mình lo liệu.
Từ cuộc sống của họ, tôi cũng học hỏi được nhiều điều. Thực tế, hầu hết người già vào cuối đời đều phải tự lo cho mình. Tiết kiệm tiền bạc để dành cho cuộc sống sau này là điều rất cần thiết. Dù giúp đỡ con cái cũng nên xem xét khả năng của mình, không nên dốc hết tiền bạc ra vì không chắc chắn rằng sau này có thể nhận được sự chăm sóc từ con cái, hoặc có thể họ bận rộn, muốn giúp nhưng không giúp được, hoặc sống chung không thuận tiện, không thoải mái. Cuối cùng, ta vẫn phải tự lo liệu.
Vì vậy, khi còn có tiền, hãy cố gắng tiết kiệm một số tiền cho bản thân, dù là để dưỡng già hay giúp đỡ con cái. Việc chọn cách dựa vào con cái khi già là rất quan trọng, nhưng việc tự lo cho tương lai của mình lại càng quan trọng hơn.
Hãy tưởng tượng, giống như bà Trương, có tiền tiết kiệm, dù tuổi già vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, cũng là cách giảm bớt gánh nặng cho con cái. Hay như bà Trần, luôn tìm cách giúp đỡ con cái nhưng lại không tiết kiệm, toàn bộ phụ thuộc vào con trai để giúp đỡ mình sau này, nhưng thực tế lại không suôn sẻ như vậy. Liệu có sống tốt hay không, chỉ có họ mới biết.
Nguồn: Zhihu
Theo PNS
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nhin-cuoc-song-khac-biet-cua-2-ba-hang-xom-toi-da-ngam-ra-duoc-dieu-giup-tuoi-gia-cua-minh-an-tam-hon-193240514150650171.htm