Tiểu Lý (45 tuổi) đến từ Giang Tây, Trung Quốc. Anh làm nghề chăm sóc người già đã nhiều năm nay. Hiện anh đang chăm sóc cho một ông cụ 65 tuổi. Dù mức lương hàng tháng lên tới 9.000 NDT (khoảng 31,6 triệu đồng) nhưng ít người biết được sự vất vả đằng sau đó.
Tiểu Lý xuất thân từ một gia đình nông thôn bình thường. Để hỗ trợ các em đi học, anh bắt đầu đi làm từ rất sớm. Trong nhiều năm, anh đã làm nhiều công việc khác nhau, từ công nhân xây dựng đến bồi bàn nhà hàng và giờ là bảo mẫu.
Cách đây vài năm, anh nhận chăm sóc toàn thời gian cho một người đàn ông 65 tuổi thông qua lời giới thiệu từ một công ty môi giới. Nhiệm vụ của Tiểu Lý là giúp ông lão vệ sinh cá nhân, cho ông ăn, tâm sự và đưa ra ngoài đi dạo…
Lúc đầu, Tiểu Lý có chút không thoải mái với công việc này. Anh cảm thấy tâm lý khó chấp nhận việc mình, một người đàn ông trưởng thành, hàng ngày phải tắm rửa cho một người già. Nhưng thời gian trôi qua, anh bắt đầu nhận ra rằng chăm sóc người già không chỉ là một công việc mà còn là trách nhiệm.
Mỗi buổi sáng, Tiểu Lý đều dậy đúng giờ và chuẩn bị bữa sáng cho ông Trương. Anh phải cẩn thận lựa chọn nguyên liệu theo khẩu vị và thể trạng của người cao tuổi để đảm bảo ông cụ có thể ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Ăn sáng xong, Tiểu Lý sẽ giúp ông lão tắm rửa mặc quần áo, sau đó cùng ông đi dạo và trò chuyện. Trong khi đi dạo, họ sẽ trò chuyện về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Những cuộc trò chuyện này giúp ông Trương vui vẻ hơn.
Buổi trưa, Tiểu Lý sẽ chuẩn bị bữa trưa. Anh ấy sẽ nấu những món ăn ngon dựa trên thói quen ăn uống và sở thích của ông Trương. Sau bữa trưa, anh sẽ giúp ông vệ sinh cá nhân, sắp xếp để ông nghỉ trưa. Anh sẽ dùng thời gian này để dọn dẹp phòng.
Buổi tối, công việc của Tiểu Lý lại càng nặng nhọc hơn. Anh cần tắm, rửa chân và xoa bóp cơ thể cho ông Trương. Trong quá trình này, Tiểu Lý phải cực kỳ cẩn thận và kiên nhẫn. Quy trình bao gồm lau người cho ông cụ bằng nước ấm, rửa chân, sau đó thoa kem dưỡng da và thay bộ đồ ngủ thoải mái…
Mặc dù công việc này tiêu tốn rất nhiều công sức của Tiểu Lý nhưng anh chưa bao giờ phàn nàn. Anh biết rất rõ mình có trách nhiệm nặng nề, bởi anh không chỉ là người bảo mẫu mà còn là người bạn, người thân của ông Trương. Trong quá trình chăm sóc, anh cũng nhận được nhiều tình cảm từ ông cụ.
Tuy nhiên, công việc hiện tại cũng khiến anh phải đối mặt với một số thách thức và khó khăn. Đầu tiên, việc một người đàn ông đi làm công việc bảo mẫu trở thành chủ đề cho nhiều người tò mò. Anh thường xuyên bị người ngoài dòm ngó và bàn tán. Có nhiều khi, anh muốn nghỉ việc, tìm một vài công việc chân tay để bớt áp lực từ người ngoài.
Thêm vào đó, đôi khi thể trạng người cao tuổi hoặc tâm trạng không ổn định, lúc này cần chăm sóc người cao tuổi cẩn thận và kiên nhẫn hơn. Đồng thời, anh ấy cũng khó có thể giải quyết một số công việc gia đình và những trường hợp khẩn cấp. Điều này khiến anh vô cũng băn khoăn vì ở quê vẫn còn nhiều việc gia đình phải lo liệu.
Nhưng suy cho cùng, công việc này anh vẫn phải tiếp tục. Lý do lớn nhất đó là anh cần tiền. Số tiền anh được trả để chăm sóc ông cụ khá lớn. Thậm chí nó bằng với tiền lương một tháng khi anh làm hai công việc khác nhau.
Hơn nữa, sau một thời gian làm việc, anh cũng dần coi ông Trương như người nhà. Như đã đề cập ở trên, việc chăm sóc ông cụ không chỉ là công việc mà còn là trách nhiệm. Anh coi ông như người nhà của mình.
Hiện tại Tiểu Lý đã làm công việc này được mấy năm, anh ấy đã dùng hành động thực tế của mình để chứng minh nam giới cũng có thể làm bảo mẫu. Anh đã dùng sự chu đáo và kiên nhẫn của mình để mang lại quan tâm đến những người lớn tuổi, đồng thời cũng cho phép mình tìm thấy giá trị và ý nghĩa của riêng mình trong cuộc sống.
Theo Sohu
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nam-bao-mau-45-tuoi-cham-soc-ong-cu-u70-luong-thang-hon-30-trieu-nhung-nhieu-luc-muon-bo-nghe-a429423.html