Mặc dù tắm có thể giúp loại bỏ chất bẩn khỏi cơ thể, đặc biệt là vào mùa hè – khi mà mồ hôi đổ nhiều hơn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc tới thời điểm tắm để không gây nguy hiểm cho sức khỏe, điều này đặc biệt quan trọng với người có tiền sử mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch, tiểu đường,…
Đầu tiên, đừng tắm ngay sau khi ăn
Nhiều người thường tắm ngay sau bữa ăn, nhất là một bữa ăn nhiều “năng lượng” và “nặng mùi” như ăn lẩu hay ăn nướng. Tuy nhiên, đây là một sai lầm ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa của bạn.
Sau một bữa ăn no, máu thường dồn về đường tiêu hóa để hỗ trợ và thúc đẩy nhu động ruột tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể. Tắm ngay sau khi ăn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa vì khi tắm, cơ thể sẽ được làm mát và máu sẽ tập trung dồn về các mạch máu dưới da để điều chỉnh nhiệt độ. Điều này có nghĩa là máu được cung cấp đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa sẽ bị giảm, dẫn đến tiêu hóa kém, chậm lại.
Không nên tắm ngay sau khi ăn no (Ảnh: Kapanlagi)
Hơn nữa, nếu tắm ở thời điểm này, cơ thể sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ với các triệu chứng điển hình là chóng mặt, đau đầu. Dưới tác động của nhiệt độ nước, các mạch máu trên da cũng sẽ giãn nở và dễ dẫn tới ngất xỉu, hoặc nguy hiểm hơn là đột quỵ.
Lời khuyên: Tốt nhất hãy tắm sau bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng.
Thứ hai, không tắm ngay sau khi tập thể dục
Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho các bộ môn thể chất ngoài trời như chạy bộ, đạp xe, đá bóng,…
Sau khi tập thể dục xong, máu sẽ dồn tới các cơ và mô để tiến hành hồi phục và mạch máu giãn ra giúp tăng cường tuần hoàn máu. Não sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tương đối.
Không tắm ngay sau khi tập thể dục (Ảnh: Metro Style)
Nếu tắm ngay sau khi tập thể dục, đặc biệt là tắm với nước lạnh sẽ gây ra sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột, khiến cơ thể bị sốc và tuần hoàn máu bị gián đoạn dẫn tới cảm lạnh và trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu và oxy của não.
Ngoài ra, do quá trình tuần hoàn máu tăng nhanh khi tập thể dục nên sẽ làm tăng tính thẩm thấu của mao mạch, điều này cũng sẽ dẫn tới lượng máu về tim không đủ và tăng rủi ro bị tụt huyết áp. Các triệu chứng tụt huyết áp bao gồm: mờ mắt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, nhịp thở nông và gấp, mệt mỏi đột ngột, đau đầu dữ dội, đau ngực, tay chân bủn rủn, chân tay lạnh, da tái nhợt và nghiêm trọng hơn là mê sảng, ngất xỉu, lú lẫn hoặc co giật.
Lời khuyên: Sau khi tập nên nghỉ ngơi để tuần hoàn máu trở lại bình thường, thân nhiệt hạ xuống rồi mới đi tắm.
Thứ ba, không tắm sau khi vừa uống rượu bia xong
Uống một hai cốc bia vào mùa hè có thể khiến bạn cảm thấy sảng khoái, xua tan nóng bức và bạn cho rằng sẽ hoàn hảo hơn nếu đi tắm để giải tỏa cơn say hay đơn giản chỉ là để cảm thấy thoải mái hơn? Tuy nhiên quan niệm này có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không tắm khi vừa uống rượu bia xong, đặc biệt là tắm khi say rượu (Ảnh: Koreaboo)
Đầu tiên, quá trình chuyển hóa rượu chủ yếu là qua gan chứ không phải qua da nên việc tắm ngay sau đó không thể giúp bạn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu. Hơn nữa, khi uống rượu bia quá mức sẽ dẫn tới say xỉn, giảm khả năng phán đoán, mất thăng bằng, đi tắm ngay làm tăng nguy cơ gặp tai nạn té ngã khi tắm.
Cuối cùng, do rượu bia làm giãn nở mạch máu kết hợp với nhiệt độ nước tắm có thể gia tăng sự giãn nở này, dẫn tới huyết áp giảm sâu, dễ choáng, ngất xỉu. Bên cạnh đó, huyết áp tăng nhanh, độ nhớt trong máu tăng cao gây ra đau tim hoặc đột quỵ.
Lời khuyên khi tắm vào mùa hè để khỏe mạnh hơn
– Chỉ nên tắm mỗi ngày một lần, chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ các vị trí cơ thể thường xuyên tích tụ mồ hôi và vi khuẩn như mặt, nách, bẹn, vùng kín, chân, tay,..
– Tắm không nên quá lâu, hạn chế tắm vào đêm muộn, tốt nhất nên tắm vào khoảng 2 giờ trước khi ngủ.
– Nhiệt độ nước tắm không nên quá lạnh hoặc quá nóng, tốt nhất là khoảng 25 độ và không nên vượt quá 40 độ C.
– Không đi vào phòng điều hòa ngay sau khi tắm, trước khi tắm cũng nên tắt điều hòa, để cơ thể thích nghi với nhiệt độ phòng rồi mới đi tắm.
– Không tắm khi bị sốt, cảm lạnh hoặc bị tụt huyết áp, hạ đường huyết.
Nguồn: Sohu
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mua-he-du-nong-toi-may-cung-khong-nen-tam-o-3-thoi-iem-nay-neu-khong-muon-mat-mang-a433694.html