Rễ cây dùng làm thuốc, bổ khí dưỡng huyết hiệu quả
Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ, có tác dụng bổ nguyên khí, tăng cường chức năng của các tạng phủ, trị suy nhược cơ thể. Đây là một loại thuốc thảo dược phổ biến của Trung Quốc, có tác dụng bổ khí rất tốt. Một số người chú ý đến sức khỏe thường uống hoàng kỳ ngâm trong nước, có tác dụng bổ thận khí, dưỡng huyết, cải thiện nhu động dạ dày, v.v.
Hiện nay nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng hoàng kỳ còn có thể hạ huyết áp, cải thiện tình trạng đông máu và bảo vệ tim. Khi hoàng kỳ kết hợp cùng một số loại thực phẩm khác, chúng không chỉ giúp nuôi dưỡng gan mà còn cải thiện sức khỏe, làm giảm các cục máu đông hiệu quả hơn.
Những năm gần đây, người ta dùng hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính với albumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, hoàng kỳ còn như một liều “thuốc kháng sinh tự nhiên” đối với vi trùng lị Shigella trong ống nghiệm.
Hoàng kỳ là một loại dược liệu cổ truyền của Trung Quốc, có tác dụng bổ khí bổ huyết và tăng cường sức khỏe.
Hoàng kỳ rất giàu các thành phần dưỡng chất hoạt động khác nhau, chẳng hạn như flavonoid, polysacarit, axit amin… có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống huyết khối, đồng thời có thể điều hòa chuyển hóa lipid trong máu, giảm hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính, từ đó làm giảm sự xuất hiện của chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, hoàng kỳ còn có thể tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Hoàng kỳ còn có thể tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Hoàng kỳ tuy tốt nhưng có 5 điều cấm kỵ bạn cần lưu ý
1. Không sử dụng quá nhiều
Tốt nhất mỗi lần không nên uống quá 15 gram hoàng kỳ, tốt nhất nên chia làm 2 đến 3 lần để tránh dùng quá liều. Nếu dùng quá liều, người bệnh có thể bị chóng mặt, chất lượng giấc ngủ kém, má đỏ bừng và tâm trạng cáu kỉnh.
Dù đây là vị thuốc được lưu truyền nhiều trong dân gian nhưng vẫn nên sử dụng theo ý kiến, đơn điều trị của các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên môn.
Dù khá an toàn với sức khỏe nhưng sử dụng hoàng kỳ trong thời gian dài vẫn có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho người bệnh. Vì thường sử dụng chung với các loại thuốc, thảo dược khác nên tác dụng phụ của hoàng kỳ khó được xác định. Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo.
2. Người trong cơ thể có hỏa khí mạnh không thích hợp sử dụng
Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí huyết rất tốt, nhưng đối với những người có tính hỏa mạnh trong cơ thể, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Nếu thường xuyên uống loại thảo dược này, cơ thể có thể bị nóng trong người, dẫn tới nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để biết bản thân có thích hợp sử dụng hoàng kỳ hay không, hãy đến các cơ sở y tế có chuyên môn, uy tín để thăm khám.
Bạn nên đặc biệt chú ý khi sử dụng nước ngâm hoàng kỳ, nếu xuất hiện tác dụng phụ thì ngưng sử dụng ngay lập tức và đi khám kịp thời.
3. Người mang thai không nên uống
Khi mang thai, cơ thể tương đối nhạy cảm nên phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt không nên uống quá nhiều nước ngâm hoàng kỳ vì có thể gây nóng, hại cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
4. Phụ nữ không nên uống trong thời kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là thước đo sức khỏe của phụ nữ và tình trạng kinh nguyệt cũng có thể quyết định tình trạng thể chất của người phụ nữ. Trong thời kỳ này, phụ nữ không được tùy ý dùng hoàng kỳ ngâm nước uống vì có thể gây kinh nguyệt không đều, kinh ra nhiều/ít bất thường hoặc rối loạn chu kỳ.
5. Thời gian ngâm cần được kiểm soát tốt
Nói chung, chỉ cần cho một lượng hoàng kỳ thích hợp vào nước sôi và ngâm trong khoảng 15-30 phút. Ngâm quá lâu có thể khiến thuốc quá nồng, không có lợi cho cơ thể hấp thu và tiêu hóa. Vì vậy, bạn phải nắm vững thời gian khi ngâm nước để tránh tình trạng ngâm quá nhiều.
Nhiệt độ của nước ngâm hoàng kỳ cũng cần được lưu ý. Sử dụng nước đun sôi để ủ hoàng kỳ có thể chiết xuất các hoạt chất của nó tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên đợi nhiệt độ nguội bớt một chút rồi mới uống để tránh làm bỏng niêm mạc miệng và đường tiêu hóa. Đồng thời, lưu ý không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để ủ hoàng kỳ. Không nên uống quá nhiều tránh làm dư thừa lượng nước, tăng gánh nặng cho cơ thể.
Cuối cùng, dù tốt đến mấy thì thuốc cũng có hai mặt lợi và hại. Bạn nên đặc biệt chú ý khi sử dụng nước ngâm hoàng kỳ, nếu xuất hiện tác dụng phụ thì ngưng sử dụng ngay lập tức và đi khám kịp thời. Bạn có thể uống điều độ trong sinh hoạt hàng ngày để tăng cường sức khỏe một cách chủ động hơn, lành mạnh hơn.
*Nguồn: Sohu
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mot-thu-chon-sau-duoi-at-nhung-lai-la-thuoc-khang-sinh-tu-nhien-em-ngam-nuoc-uong-vua-loai-het-cuc-mau-ong-vua-loc-sach-mo-mau-a418573.html