Đứng trước ngưỡng cửa đại học, nhiều sinh viên không khỏi hoang mang và lo lắng trong việc lựa chọn ngành học, cũng như một số định hướng trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều người thường bỏ qua các nhu cầu về sở thích, sự phù hợp… thay vào đó là cơ hội việc làm, xu hướng để đưa ra quyết định.
Chính vì vậy, việc hiểu rõ về ngành học tại trường cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với nhiều học sinh/sinh viên. Hiện nay, nhiều nhóm ngành nghề đã chiếm lĩnh vị trí tương đối cao trong thị trường việc làm với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nổi bật trong số đó có thể kể đến là Công nghệ Thông tin – ngành học chưa từng hết “hot” trong những năm gần đây.
Công nghệ Thông tin có đáng mơ ước như “lời đồn”?
Công nghệ Thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, đa số các doanh nghiệp hay công ty đều có những vị trí liên quan đến ngành học này, cũng như đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
Theo học nhóm ngành nghề này, sinh viên sẽ được trang bị chuyên sâu về các kiến thức liên quan để quản lý, sửa chửa và vận hành máy tính. Ngoài ra, đa số các trường còn dạy thêm các kỹ năng mềm cần thiết khác như: logic, quản lý, tư duy… Sự chuẩn bị đầy đủ này sẽ góp phần giúp người học có được “tay nghề” vững chắc trong tương lai.
“Công nghệ Thông tin là ngành liên quan đến kỹ thuật, nên việc đúng, chuẩn là điều bắt buộc, không thể học đại khái mà có thể làm được việc. Và đối với những ngành kỹ thuật như thế này thì chẳng còn cách nào khác ngoài việc thực hành nhiều cho ‘quen tay’. Một ngành chất lượng cao, cơ hội thăng tiến tốt, thu nhập tốt tất nhiên là không nhàn hạ. Học kỹ thuật cũng khá khô khan nếu chỉ học lý thuyết, vậy nên không đam mê thì khó học lắm”, ý kiến nhận định từ một sinh viên ngành trên mạng xã hội.
Cơ hội việc làm đa dạng với mức thu nhập xứng đáng
Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2022 của TopDev, trong giai đoạn 2023 – 2024, số lượng lập trình viên/kỹ sư thiếu hụt sẽ ở mức 150.000 – 195.000 nhân sự. Hiện tại, chỉ 35% trong số 57.000 sinh viên đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cơ hội việc làm sau khi ra trường là vô cùng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sinh viên có thể tham khảo qua một số nhóm ngành nghề phổ biến của Công nghệ Thông tin như: Lập trình viên, kỹ sư phần mềm, quản trị hệ thống, chuyên gia bảo mật, chuyên gia AI, chuyên gia phân tích dữ liệu, quản lý dự án về công nghệ thông tin, chuyên gia phát triển ứng dụng di động…
Về cơ hội làm việc, sinh viên sẽ có nhiều lợi thế trong các cơ quan nhà nước về công nghệ thông tin, các trung tâm công nghệ phần mềm, các tập đoàn viễn thông, các phòng chức năng quản lý công nghệ… Hay hệ thống quản trị, an ninh mạng tại một số bộ phận của nhà nước, công ty.
Ngành học này có mức lương khởi điểm khoảng 10 triệu/tháng, mức lương có thể tăng lên từ 15 – 20 triệu/tháng tùy vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí của mỗi cá nhân. Từ sau 3 năm trở đi, thu nhập có thể lên tới 30 -100 triệu/tháng. So với mặt bằng chung, ngành nghề này sở hữu mức lương không thấp, hơn hết là gần như không giới hạn.
Học Công nghệ Thông tin ở đâu?
Với xu thế mới hiện nay, ngành Công nghệ Thông tin đã sớm xuất hiện tại nhiều trường đại học nổi tiếng. Đa số đều sở hữu số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và kinh nghiệm nhiều năm làm việc, giảng dạy. Cùng với đó là mức học phí tùy thuộc vào các phân khúc liên quan đến tài chính, học lực của mỗi sinh viên. Điển hình như:
– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM;
– Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM;
– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM;
– Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội;
– Trường Đại học Hà Nội.
Tổng hợp
Theo PNS
https://phunuso.baophunuthudo.vn/mot-nganh-hoc-dang-thieu-toi-195000-nhan-su-khong-bao-gio-so-loi-thoi-va-thu-nhap-cao-nhat-len-den-100-trieu-thang-193240517124412781.htm