Bài viết là chia sẻ của Chu Quân, 37 tuổi, sinh sống tại Vũ Hán (Trung Quốc). Sau khi được đăng tải trên Toutiao, tâm sự của anh được nhiều người quan tâm.
20 năm sau khi ra trường, tôi khuyên bạn nên đi họp lớp không phải để so sánh thành tích trong cuộc sống, cũng không phải để tranh thủ lợi dụng bạn bè để mà để xem đâu là yếu tố quyết định sau 20 năm chạy đua trong cuộc đời.
Gần đây, tôi mới tham gia cuộc họp lớp cấp 3. Những người bạn học trước đây của tôi giờ ra sao? – Tôi từng tò mò về điều đó. Họ có thành tựu gì, thu nhập thế nào, cuộc sống phát triển hay trì trệ? Điều gì đưa họ đến vị trí như ngày hôm nay?
3 người bạn làng nhàng, lực học trung bình giờ có cuộc sống như mơ
Lệ Uyên trước đây lực học bình thường, sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô chỉ thi vào một trường đại học với số điểm không cao. Không có thông tin gì về cô ấy trong hơn 20 năm. Nhưng mới đây, trước buổi họp lớp 1 tuần, tôi biết đến cô ấy qua bài báo mạng lan truyền trên Internet. Giờ Lệ Uyên đã ấy là CEO của một công ty trị giá 100 triệu USD Mỹ.
Minh Quân cũng là người không có thành tích học tập nổi bật thời cấp 3. Cậu ấy cũng không trúng tuyển đại học danh giá. Sau này, Minh Quân đặc biệt yêu thích ngành Kế toán nên đã nghiêm túc theo đuổi, cùng với chăm chỉ học tiếng Anh nên giờ đã sang Mỹ làm việc. Giờ cậu ấy đã trở thành Giám đốc Tài chính tại một công ty nằm trong Fortune Global 500.
Còn Tống Linh thời đi học rất giỏi Ngữ Văn, viết luận thuộc dạng xuất sắc, thế nhưng cô ấy học kém các môn khối Khoa học Tự nhiên. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Tống Linh chọn ngành Báo chí ở Quảng Châu và đi theo con đường đó. Giờ cô đã là Giám đốc tại một chuyên trang điện tử về thời trang có tiếng, với mức thu nhập 500.000 NDT/năm. (khoảng 1,7 tỷ đồng).
Ngoài ra, Tống Linh còn chung vốn với bạn để mở thương hiệu thời trang riêng. Mấy năm gần đây, cô đã mở được 12 cơ sở với hơn 50 nhân sự. 3 bạn học trước đây tôi từng chê cười giờ khiến tôi ngỡ ngàng vì họ thành công, ưu tú.
Sau buổi họp lớp, tôi cũng rút ra được 3 điều sau:
– Buổi họp lớp sẽ không bao giờ hội tụ được đầy đủ: Lớp tôi trước đây có 40 người nhưng chỉ 28 người tham gia. Trên thực tế, có nhiều bạn không tới do bận rộn, lập nghiệp ở xa, không thích tụ họp,… Cũng có bạn đang trong tình cảnh khó khăn như nợ nần, ly hôn, cảm thấy mình thất bại. Họ từ chối đi họp lớp vì sợ bị mọi người chế giễu, cười nhạo. Họ không thể chấp nhận được khoảng cách phũ phàng của hiện tại.
Và đáng buồn có 2 người bạn của tôi đã mất do bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn giao thông. Họ vĩnh viễn không còn trên cuộc đời này khiến chúng tôi nghẹn ngào, thương tiếc.
– Sự hồn nhiên của bạn học không còn như trước: Khi gặp lại, chúng tôi đã có khoảng cách, vướng mắc về lợi ích. Những người ngồi cùng một lớp học hồi đó giờ đã đi những con đường khác nhau. Tuy nhiên, cuộc sống có nhiều hướng. Nhưng sự thay đổi như vậy chắc chắn sẽ để lại cho mọi người những cảm xúc lẫn lộn.
Tuy nhiên, dù bạn cao hay thấp, một điều bạn phải hiểu là: không có cuộc sống của ai đáng để ghen tị tuyệt đối, và không có cuộc sống của ai có thể bị coi thường. Không cần để người khác đánh giá cuộc sống của bạn, chỉ cần trái tim bạn đủ vững vàng thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lời nói công kích xung quanh.
– Bạn có thể chọn không đi họp lớp nếu không vui: Không ai bắt bạn phải lựa chọn có tham dự buổi họp lớp hay không. Nếu bạn gặp lại những người bạn thú vị trước đây, nói chuyện thoải mái thì đó là điều tốt. Nhưng nếu khắp nơi là khói thuốc, những lời khoe khoang, hợm hĩnh, công kích thì bạn cũng nên rời buổi gặp mặt.
Nếu những người bạn trước đây giờ khiến bạn cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần thì bạn có thể không đi họp lớp. Đừng để cảm xúc tiêu cực của buổi gặp mặt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Theo Đời sống Pháp luật