BàYoshiko Miwangười Mỹ gốc Nhật đã tổ chức sinh nhật lần thứ 110 vào tháng 2 năm nay. Bà cũng là người Mỹ gốc Nhật lớn tuổi nhất ở Mỹ hiện nay.
Chia sẻ về điều này, bà nhấn mạnh rằng việc duy trì tâm trạng vui vẻ và ăn mì mỗi ngày chính là bí quyết để bà sống lâu và khỏe mạnh.
Theo NBC News, không chỉ trải qua 3 lần sinh nở, cuộc đời bà còn chịu đựng nhiều biến cố lớn: Dịch cúm Tây Ban Nha, Lệnh cấm, Thứ Ba Đen tối, Thế chiến thứ hai và chứng kiến cái chết của lần lượt những người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em và bạn bè. Nhưng bà Ray vẫn luôn lạc quan nhờ kiên trì một quy tắc lớn: “Đừng sống mãi trong quá khứ.”
Alan Miwa, con trai của bà Miwa, nói rằng mẹ ông sở hữu đặc điểm tính cách truyền thống của người Nhật “gaman” (tính kiên nhẫn): “Chịu đựng một số điều vượt qua giới hạn của bản thân với sự kiên nhẫn và phẩm giá”. Ông cũng nhấn mạnh rằng tính cách cứng rắn này đã giúp nhiều người Nhật thế hệ thứ hai sống một cuộc đời dễ chịu hơn.
Tên ban đầu của bà Miwa là Yoshiko Tanaka. Cha mẹ bà là người Nhật nhập cư vào Mỹ. Bà sinh ra ở Guadalupe, California vào ngày 28 tháng 2 năm 1914. Bà là con thứ năm trong gia đình có bảy người con.
Tuy nhiên, mẹ và em trai của bà đã qua đời vào năm 1919. Cha bà làm việc chăm chỉ duy trì trang trại của gia đình để nuôi các con, đồng thời gửi bà Miwa và các anh chị em của bà đến sống trong một nhà trẻ do Giáo hội Phật giáo Guadalupe thành lập.
Bà Miwa tốt nghiệp Đại học California, Berkeley năm 1936 với bằng kinh doanh; năm 1939, bà kết hôn với Henry Miwa, một người cũng gốc Nhật và lấy họ của chồng mình.
Tuy nhiên, có một thời gian dài, bà và chồng đều khó xin việc làm theo đúng ngành nghề đã học. Vào thời điểm đó, chồng bà có một vườn ươm cây trồng của riêng mình, bà Miwa cũng lấy được giấy phép điều dưỡng vào năm 1963. Sau khi kết hôn, bà có 3 người con trai, 2 cháu và 1 chắt, nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà.
Thói quen nghỉ hưu lý tưởng
Sau khi nghỉ hưu, bà Miwa duy trì thói quen đi bộ 4 dặm mỗi sáng. Năm 1990, ở tuổi 76, bà cũng tham gia chạy marathon để hoàn thành cuộc đua 20Km. Bà thường thích đọc sách, cắm hoa, vẽ tranh Nhật Bản… và nhiều sở thích khác, cùng với việc chăm sóc sức khỏe của chính mình.
Chia sẻ về những niềm vui thú cá nhân, bà dành thời gian tham gia các lớp học viết và tự tay viết tự truyện, mô tả việc lớn lên trong mái ấm trẻ em và có được sức mạnh tinh thần. Bà cũng chia sẻ kinh nghiệm du lịch vòng quanh thế giới trong quá khứ với mọi người.
Về thực phẩm cần thiết hàng ngày, bà Miwa chỉ ra: “Hồi tôi ở nhà trẻ, đầu bếp thường làm món mì. Tôi luôn thích mì, cho đến bây giờ tôi vẫn thích ăn các loại mì truyền thống của Nhật Bản như mì ống, udon, ramen, soba.”
Ramen, somen, udon… là một vài ví dụ về các món mì ở Nhật. Các món mì cổ điển nhất của Nhật Bản thường được làm từ hỗn hợp bột kiều mạch và bột mì trắng. Với hương vị đặc trưng và kết cấu mộc mạc dễ chịu, các loại mì đến từ xứ sở hoa anh đào có hương vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe.
So với mì chỉ làm từ lúa mì trắng, kiều mạch có lượng calo thấp hơn, vì vậy nó là một chất thay thế lành mạnh cho các loại mì ống khác. Thành phần chính trong các loại mì kể trên là bột kiều mạch có nhiều chất xơ. Chất xơ giữ cho thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và góp phần tạo cảm giác no, dễ chịu hơn, giảm ăn quá nhiều.
Có 6-8 gam protein trong một khẩu phần mì soba khô. Protein là một thành phần thiết yếu để xây dựng cơ bắp và xương, đồng thời làm tăng cảm giác no, do đó bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Và do nó là một loại protein thực vật, những người ăn chay cũng như thuần chay đều có thể thưởng thức mì soba.
Bài học từ bà Yoshiko không chỉ là bí quyết sống thọ mà còn là cách sống đáng để mỗi chúng ta học hỏi và noi theo.
Ngày nay, theo lời kể của Alan Miwa, bà đang có sức khỏe tốt và sống tại một cơ sở chăm sóc giảm nhẹ, nơi bà được làm tóc hàng tuần và tham dự các buổi lễ nhà thờ vào Chủ nhật.
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cu-ba-110-tuoi-goc-nhat-chia-se-bi-quyet-truong-tho-khong-phai-tap-the-duc-ma-la-kien-tri-mon-an-nay-moi-ngay-a423255.html