Mong con trai sẽ hóa rồng và con gái sẽ hóa phượng, đây là niềm mong đợi của các bậc cha mẹ trên toàn thế giới. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể được nhận vào trường đại học mong muốn. Lúc đó, nếu không nhận được sự thông cảm từ gia đình, áp lực của đứa trẻ chắc chắn sẽ rất lớn. Trường hợp Tiểu Minh (Trung Quốc) là một ví dụ.
Thành tích học tập của Tiểu Minh từ khi còn nhỏ đã rất tốt. Cậu thường xuyên nhận được các giải thưởng từ nhà trường và những lời khen ngợi từ các giáo viên. Thời gian trôi qua, thời khắc thi tuyển sinh đại học đã đến. Tiểu Minh đầy háo hức tham gia, với hy vọng vào Đại học Thanh Hoa.
Cuối cùng Tiểu Minh đạt được số điểm khá tốt là 672. Cần biết rằng ở Trung Quốc, điểm thi đại học tối đa là 750, trên 600 là cần thiết để thí sinh giành được một suất tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
Tiểu Minh biết rằng số điểm này không trúng tuyển Đại học Thanh Hoa, nhưng cậu vẫn có thể vào một trường đại học thuộc dự án 985. Nhưng khi Tiểu Minh nói với cha về kết quả, ông đã phản đối kịch liệt. Mục tiêu của ông là con phải vào ĐH Thanh Hoa.
Tuy nhiên, Tiểu Minh không có ý định học lại. Cậu cho rằng chỉ cần được nhận vào một trường đại học 985 là đủ. Chỉ cần học tốt kiến thức chuyên môn ở trường đại học, sau này có thể tìm được một công việc tốt. Tuy nhiên, người cha buộc con phải quay lại trường trung học một lần nữa và bắt đầu học lại năm cuối cấp của mình.
Nhìn lại những ngày tháng cấp 3, áp lực chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học khiến thần kinh các học sinh đều căng ra như sợi chỉ, không dám thả lỏng một giây phút nào. Không ai muốn chịu áp lực phải thi lại thêm một năm nữa, vì chúng ta không thể đảm bảo rằng mình sẽ đạt được kết quả tốt hơn lần sau. Hơn nữa, học sinh thi lại phải chịu áp lực lớn hơn so với học sinh bình thường. Họ mang trong mình quá nhiều hy vọng từ gia đình.
Trong năm học lại của Tiểu Minh, cậu không còn cách nào khác là dành toàn bộ sức lực cho cuộc sống học tập căng thẳng và nhàm chán của cấp 3. Nhưng kết quả thế nào?
Điểm số thấp hơn năm trước
Một năm trôi qua trong nháy mắt, Tiểu Minh lại đứng trong phòng thi sau nỗ lực chăm chỉ. Cha của Tiểu Minh ban đầu nghĩ rằng sau một năm học tập có hệ thống, con mình sẽ có thể đạt điểm cao và vào được Đại học Thanh Hoa. Nhưng ông không ngờ rằng ảo tưởng này cuối cùng sẽ tan vỡ.
Năm đó, Tiểu Minh đạt 659 điểm, kém hơn bài kiểm tra năm ngoái. Cậu lại trượt Đại học Thanh Hoa và cả gia đình đều bàng hoàng khi nhìn thấy điểm. May mắn thay, lần này cha Tiểu Minh không ép con học lại như trước. Cuối cùng, Tiểu Minh đã đỗ vào trường đại học thuộc nhóm 211.
Mỗi người đều ở một trạng thái khác nhau khi học lại. Một số học sinh có thái độ tốt và có khả năng áp dụng những gì đã học hai năm qua, nhờ đó đạt được kết quả lý tưởng. Một số học sinh chịu áp lực quá lớn. dễ lo lắng nên trượt kỳ thi tuyển sinh đại học, dễ làm bài không bình thường dẫn đến điểm số tụt dốc, giống như Tiểu Minh.
Trên thực tế, những sinh viên có thể vào các trường đại học 985 và 211 ở Trung Quốc đều đã rất giỏi. Mỗi trường đại học đều có chuyên ngành át chủ bài riêng, không thua kém gì Đại học Thanh Hoa, miễn là chọn đúng chuyên ngành.
Trong quá trình trưởng thành của mỗi người đều có những cột mốc được thiết lập, vượt qua chứng tỏ con đã trưởng thành. Cha mẹ cũng có thể chia sẻ với con về thành công hay thất bại trong kỳ thi. Khi chúng ta coi kỳ thi như một người bạn, không phải là sự phản kháng sợ hãi, chúng ta có thể thân thiện với nó hơn, bình tĩnh và tự tin hơn, không trốn tránh hay run sợ. Giống như khi con còn nhỏ bị tiêm, càng sợ thì càng đau, nỗi đau sợ hãi còn lớn hơn nỗi đau thi cử.
Một mặt, bản thân cha mẹ nên bỏ đi những kỳ vọng quá mức đối với con cái như “một kỳ thi quyết định cả cuộc đời”, “thi rớt con có lỗi với cha mẹ và dòng họ”. Mặt khác, hướng dẫn trẻ nhận thức và điều chỉnh cách hiểu về kỳ thi, tạo không khí thoải mái, mở một bản nhạc nhẹ êm dịu, hướng trẻ đối diện với cảm xúc:
Theo phunumoi.net.vn
https://phunumoi.net.vn/con-trai-thi-dai-hoc-dat-diem-cao-vut-bo-van-ep-phai-thi-lai-khi-co-ket-qua-ca-nha-im-lang-d313227.html