Bài viết là lời chia sẻ của bà Á Phương, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Tôi và chồng đều là người nông thôn, khác huyện. Chúng tôi tình cờ quen biết, kết hôn sau nửa năm hẹn hò. Vì trình độ học vấn thấp nên chúng tôi chỉ có thể tiếp tục làm ruộng ở quê nhà.Hàng ngày, chúng tôi làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ khi mặt trời lặn, dù cuộc sống vất vả nhưng vợ chồng luôn hoà thuận.
Vào năm thứ hai của cuộc hôn nhân, con gái chúng tôi chào đời, điều đó mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc. Cứ tưởng cuộc sống cứ êm đềm trôi đi nhưng ông trời thật bất công, không bao lâu sau, chồng tôi đột nhiên đau lưng dữ dội khi đang cuốc đất. Trước đó, chồng cũng có triệu chứng nhưng vì không có tiền nên anh hoãn việc đến bệnh viện và tự dùng thuốc giảm đau.
Nhưng lần này, tình trạng của chồng tôi còn nghiêm trọng hơn trước. Anh run lên vì đau đớn. Tôi nhanh chóng đỡ chồng về nhà. Khi chúng tôi đến trước cửa nhà, chồng tôi đã ngất đi vì đau. Tôi vô cùng kinh hãi khi nhìn thấy chồng mình trong tình trạng này. May mắn thay, có một người họ hàng đi ngang qua và giúp đưa chồng tôi đến bệnh viện.
Bác sĩ trong thị trấn đã khám cơ bản cho anh và yêu cầu chuyển đến bệnh viện tuyến trên càng sớm càng tốt. Tim tôi đập thình thịch, theo lời bác sĩ, có lẽ tình trạng của chồng tôi đã nghiêm trọng, tôi không thể kiềm chế được và nước mắt tuôn rơi.
Khi tỉnh dậy, anh cầm tay tôi và nói “Á Phương, chúng ta về nhà đi, anh còn chịu được, có thể sống được từng ngày”. Tôi lắc đầu, chồng tôi còn trẻ như vậy, sao có thể bỏ cuộc nhanh như vậy. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh ở nhà, tôi cảm thấy thực sự căng thẳng.
Nếu có kiếp sau, tôi vẫn muốn làm vợ của anh
Chồng tôi có 6 anh chị em. Anh là con cả trong nhà, tiếp theo là 2 em gái và 3 em trai, một người lấy chồng ngoài thành phố, một người lấy vợ khác ở thành phố), trong khi 3 người em đang đi học. Gia cảnh nhà chồng nghèo khó. Giờ chồng tôi gặp phải chuyện này, tôi thực sự không biết làm sao.
Sau đó, người chú họ đã cho vợ chồng tôi vay tiền để đi chữa bệnh. Khi nhìn thấy kết quả kiểm tra, tôi gần như ngã gục xuống đất. Chồng tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Chồng tôi lúc đó im lặng hồi lâu, anh đòi về nhà. Tôi đồng ý yêu cầu của chồng mà không nói một lời.
Từ bỏ điều trị là một quyết định đau đớn nhưng chúng ta phải chấp nhận sự tàn khốc của thực tế. Đối với một số người, nghèo đói là tội lỗi và chúng ta chỉ có thể thỏa hiệp với thực tế. Sau khi đưa chồng về nhà, tình trạng của anh ngày càng tồi tệ. Tôi nhìn anh ngày càng đau đớn mà bất lực. Tôi lén trốn vào một góc và khóc không biết bao nhiêu lần nhưng trước mặt chồng, tôi vẫn giả vờ như mình ổn.
Bởi vì chồng tôi tâm trạng không tốt kể từ khi anh lâm bệnh, nếu tôi chán nản, anh sẽ thêm tuyệt vọng nên tôi chỉ có thể tỏ ra lạc quan.
Khi chồng tôi sắp qua đời, anh thì thào nói: “Á Phương, anh xin lỗi, kể từ khi lấy anh, em không có được cuộc sống tốt đẹp. Giờ em phải nuôi con nhỏ và gánh nặng khi phải nuôi cả 3 người em của chồng. Nếu sau này em gặp được người tốt, hãy đi bước nữa nhé. Còn 3 người em của anh, đó không phải trách nhiệm của em”.
Tôi chỉ biết khóc nấc bên linh cữu chồng. Lo liệu đám tang cho anh xong, mẹ đẻ khuyên tôi nên mang con nhỏ về nhà ở, hãy quên đi quá khứ. “Sau này mẹ sẽ tìm cho con người tốt, về ở với bố mẹ thôi. Cuộc sống hạnh phúc sẽ chờ con ở phía trước”, mẹ tôi nói.
Tôi lăn tăn suy nghĩ. Khi cưới chồng, tôi đã biết rõ hoàn cảnh của anh. Bố mẹ anh mất sớm, anh là anh cả, là trụ cột trong nhà, cũng như một người cha lo lắng cho các em. Tôi biết tôi sẽ rất khổ khi về làm dâu nhưng vì yêu anh, tôi chấp nhận.
Nhà chồng tuy nghèo nhưng tôi ngưỡng mộ sự chân thành, nhân hậu, chính trực của chồng. Sau khi lấy chồng, cuộc sống của tôi có phần khốn khổ hơn. Trải qua kỳ sinh nở đầu, tôi bị băng huyết nặng, chồng tôi luôn túc trực bên cạnh chăm sóc, tôi lại càng yêu anh hơn. Và bác sĩ cũng thông báo tôi sẽ không thể có con thứ hai.
Nhiều lần, tôi hỏi anh về vấn đề này, anh chỉ nói: “Phải có vợ rồi mới có con. Không có vợ, dù có bao nhiêu con thì về già cũng cô đơn. Trong lòng anh, em quan trọng hơn lũ trẻ. Vì số phận đã an bài, tốt nhất chúng ta chỉ nên có một đứa con. Bây giờ, hãy dạy dỗ con thật tốt, con trai hay con gái đâu quan trọng”. Lời nói của chồng khiến tôi bật khóc. Ở nông thôn thời đó, nếu trong nhà không có con trai sẽ bị người khác chê cười.
Quyết định thay chồng nuôi 3 người em nên người
Nghĩ về tất cả những gì vợ chồng tôi đã có trong quá khứ và việc anh ấy đối xử tốt với tôi như thế nào, tôi quyết định ở lại. Tôi sẽ thay người chồng xấu số nuôi 3 người em trai của anh. Bố mẹ tôi biết chuyện vừa giận vừa thương con gái. Mẹ tôi thương con gái, bà bảo bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn đều có thể nhờ cậy vào bà. Còn hàng xóm xung quanh thì xì xào sau lưng, cho rằng tôi ngốc nghếch, nhiều người còn buông lời nặng nề với tôi.
Sau khi mẹ tôi ra về, tôi và các em của chồng ngồi trò chuyện. Chúng tôi xúc động ôm ấy nhau oà khóc. Chặng đường phía trước còn vô vàn gian nan, không hề dễ đi. Các em cũng hiểu và thương tôi, hứa sẽ nỗ lực học tập để tôi không phiền lòng.
Trước đây, khi ở bên chồng, cuộc sống dù khó khăn vẫn có thể xoay sở được. Tuy nhiên, sau khi chồng qua đời, tôi phát hiện ra rằng người phụ nữ vừa phải chăm sóc con cái, vừa nuôi sống gia đình. Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn. Mỗi ngày mở mắt, tôi phải nghĩ đến cách kiếm tiền.
Hàng ngày, tôi dắt con ra đồng, tôi để con ngồi cạnh, tự chơi 1 mình. Con khá ngoan, chỉ quấy khóc một chút khi đói bụng. Tôi thấy có lỗi với con gái nhưng không biết làm thế nào. Có lần không chú ý, con bị rắn cắn, oà khóc. Tôi hốt hoảng đưa con đến bệnh viện, may mắn là không đe doạ tính mạng. Từ đó trở đi, dù bận đến mấy, tôi vẫn luôn quan tâm đến con gái, hầu hết thời gian đều bế con trên lưng, thỉnh thoảng đặt con bên cạnh.
Còn các em trai chồng khi lớn hơn cũng có một số việc khiến tôi đau đầu. Một cậu em trai lên cấp 3 yêu sớm, dẫn tới học hành sa sút. Khi buêts chuyện, tôi rất buồn, cố gắng khuyên nhủ em không được để tương lai bị huỷ hoại. Tôi muốn em đỗ vào trường Đại học danh tiếng. Ngày hôm đó, ôi đã khóc rất lâu trước ảnh thờ của chồng.
Người em thấy cảnh đó liền thức tỉnh. Em hứa với tôi sẽ chăm chỉ học tập, không làm tôi thất vọng. Cuối cùng em cũng theo đuổi chuyên ngành Y khoa.
Còn người em trai sau có vẻ nổi loạn hơn. Một lần, em đánh bạn học chảy máu mắt, khiến cô giáo gọi tôi đến trường. Tôi xin lỗi phụ huynh kia và trả một khoản chi phí y tế. Sau khi đưa em về nhà, tôi tức giận đến mức cầm chổi lông gà đánh vào lòng bàn tay của em. Em sững sờ và hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Sau này tôi mới biết sở dĩ em đánh nhau vì bạn học cười nhạo em mồ côi bố mẹ.
Lần khác, em trai đột nhiên đòi nghỉ học để đi làm. Dù tôi khuyên can thế nào, em cũng không nghe. Cuối cùng, không còn cách nào khác, tôi để em đi làm ở công trường suốt 2 tháng. Em không chịu nổi và đòi đi học nhưng tôi vẫn nhất quyết không cho. Và sau 3 tháng lao động vất vả, em đã hiểu được tầm quan trọng của việc học và ngoan ngoãn đến trường. Vốn là cậu bé có làn da trắng nhưng sau 3 tháng tiếp xúc với ánh nắng, làn da của em trở nên đen sạm và có nhiều vết sẹo trên tay.
Trong những năm trưởng thành, các em gặp rất nhiều khó khăn, chịu nhiều mất mát, nhưng mỗi người đều đạt được thành công và đều sống một cuộc sống tốt đẹp. Sau này, người trở thành kỹ sư xây dựng, người thành bác sĩ. Cô em gái thì kinh doanh cũng đạt được thành tựu, có thu nhập rất tốt. Tôi cũng lo liệu “dựng vợ, gả chồng” cho các em chu đáo.
Nghẹn ngào trước hành động của các em
Vào tháng 3 vừa qua, tôi cảm thấy không khỏe và đến bệnh viện kiểm tra, tôi tự trách mình đã không chú ý quá nhiều và cuối cùng đã phát hiện ra có máu đông trong não. Bác sĩ nói bệnh rất nặng nên phải nhập viện ngay.
Sống đến tuổi này, tôi cũng biết sống chết là vô thường. Dù sao 3 người em đã lập gia đình, gánh nặng trên vai tôi cũng bớt đi nhiều. Điều duy nhất tôi không thể buông bỏ là con gái tôi đã ly hôn vì chồng ngoại tình. Giờ cuộc sống của con gái khá khó khăn.
Biết tôi bị bệnh, các em đều tới viện đông đủ, động viên: “Chị dâu, chị đừng lo lắng nhiều. Sức khỏe của chị bây giờ là quan trọng nhất. Chúng ta hãy nhanh chóng chuyển đến bệnh viện lớn”.
Cô em gái tiếp lời: “Về cháu gái, chúng em sẽ quan tâm tới cháu, chị hãy kiên cường chữa bệnh nhé, đừng lo về viện phí. Chúng em sẽ coi cháu như con gái ruột của mình”.
Ba người em quây quần bên giường bệnh của tôi. Ánh mắt quan tâm và những lời nói ấm áp của họ khiến tôi cảm thấy bao năm tháng vất vả ấy thật xứng đáng. Cuối cùng, tôi được đưa vào một bệnh viện lớn và trải qua cuộc phẫu thuật. Khi tôi bước ra khỏi phòng phẫu thuật, tất cả họ đều vây quanh. Những lời quan tâm khiến tôi cảm thấy ấm áp trong lòng.
Hạnh phúc lớn nhất trên đời là có những người thân yêu ở bên chăm sóc chu đáo khi bạn ốm đau. Qua cơn bệnh, tôi vô cùng xúc động trước hành động và cách cư xử của 3 người em.
Theo Đời sống Pháp luật