Câu chuyện về lòng tốt, giúp người khi khó khăn sẽ được đền đáp xứng đáng ngỡ chỉ có trong phim. Thế nhưng có một câu chuyện ngay giữa đời thực, minh chứng cho việc người tốt sẽ luôn gặp những điều tốt.
Một bữa lúc đói còn hơn vạn bữa khi no
Tôi tên là Lý Triết (45 tuổi), sống tại Trung Quốc và điều hành một khách sạn nhỏ. Khách sạn của tôi có vị trí khá khất, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ của thành phố.
Tuy vị trí không được đẹp, nhưng đối diện khách sạn hàng ngày đều có một người lang thang ngồi đối diện và nhìn chằm chằm vào cửa.
Lúc mới đầu, tôi không chú ý đến người này bởi tôi nghĩ anh ta cũng khoảng 70 tuổi, giống những người vô gia cư bình thường khác, nhìn vào rồi đi thôi. Cho đến một hôm, người vô gia cư nào bất ngờ đẩy cửa bước chân vào nhà hàng của khách sạn tôi.
Ảnh minh họa
Ông ấy cứ bình tĩnh ngồi đó, uống một ly trà miễn phí và nở một nụ cười mỗi khi tôi đi qua. Hành động của ông diễn ra liên tục trong 1 tuần khiến tôi cảm thấy khó hiểu.
Và không kìm được tò mò cũng như khó chịu, tôi đã đến hỏi: “Tại sao bạn lại đến nhà hàng của tôi để ngồi uống trà”. Nghe câu hỏi của tôi, người đàn ông ấy đã nở một nụ cười và nói: “Bởi vì trà ở đây rất ngon và bạn là một ông chủ tốt”.
Nghe câu trả lời như vậy, tôi chỉ cười và không nói thêm câu nào nữa. Và theo quan sát của tôi về người này, từ cử chỉ uống trà đến cách nói chuyện bình tĩnh tôi phát hiện đây không phải là người đơn giản.
Mặc dù trong ông ta có vẻ ngoài rách rưới, đối lập hoàn toàn với khung cảnh xung quanh nhà ăn của khách sạn nhưng đôi mắt lại rất sáng. Ông ngồi im như thể đang âm thầm quan sát và suy tư về điều gì đó.
Theo thời gian, người đàn ông vô gia cư không tên tuổi ấy vẫn đều đặn đến nhà hàng của khách sạn tôi ngồi trong suốt 10 năm. Có hôm thấy ông có vẻ đói, tôi đã nhờ nhân viên mang một số món ăn của nhà hàng lên để ông lót dạ. Lúc đó, trong lòng tôi cũng chẳng nghĩ gì nhiều mà chỉ thấy người khốn khó, đói bụng nên ra tay giúp đỡ mà thôi.
Ảnh minh họa
Thời thế thay đổi, cuộc đời luôn công bằng
Trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội, công việc làm ăn của tôi ngày càng trở nên khó khăn. Đỉnh điểm khi dịch bệnh Covid-19 quét qua khiến tôi cảm thấy bất lực, luôn lo lắng bản thân không gánh vác được nhà hàng sẽ sớm phải đóng cửa.
Ngay giữa lúc tôi thấy tuyệt vọng nhất, người lang thang đã lâu không xuất hiện bất ngờ bước vào nhà hàng. Ông ấy cầm theo một chiếc hộp gỗ nhỏ cùng nụ cười bí ẩn bước lại gần tôi.
Sau khi đặt chiếc hộp vào tay tôi anh ấy đã nói: “Có lẽ chiếc hộp sẽ giúp bạn gỡ bỏ rắc rối trong lòng và vượt qua khó khăn”.
Tôi choáng váng và nghi ngờ về hành động của người đàn ông vô gia cư. Khi mở chiếc hộp ra, tôi thấy bên trong là những mảnh ghép ngổn ngang không theo bất kỳ trật tự nào.
Nhìn biểu hiện ngơ ngác của tôi, người đàn ông vô gia cư đã cười tươi và bảo: “Hãy ghép những mảnh này lại, bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói”.
Sau khi nghiên cứu những mảnh ghép, tôi giật mình phát hiện ra đây là một bức tranh được làm nên từ nghệ thuật tranh gốm truyền thống. Thật bất ngờ, người đàn ông lang thang kia lại là một nghệ nhân truyền thống.
Tôi đã ngồi rất nghiêm túc, ghép từng mảnh lại tạo thành bức tranh tuyệt đẹp. Bức tranh về khung cảnh một khách sạn thịnh vượng và đông đúc với nhà hàng ăn nhiều người ra vào rất vui vẻ.
Thật xúc động, tôi hiểu ý mà người đàn ông vô gia cư muốn nói với mình. Miễn là tôi tiếp tục chăm chỉ, đổi mới và nỗ lực kinh doanh thì khách sạn của tôi sẽ phát triển trở lại và được nhiều người biết đến.
Xúc động với ý nghĩa của bức tranh, tôi đã treo nó ở ngay sảnh của khách sạn và cố gắng làm việc. Thật ngạc nhiên, kể từ khi bức tranh được treo lên khách sạn của tôi đã có khách trở lại, nhà hàng cũng có người ra người vào, dần hoạt động ổn định trở lại.
Cuộc sống thật kỳ diệu, tôi không bao giờ nghĩ có một ngày bản thân lại được người vô gia cưu mà mình tiện tay giúp chỉ đường dẫn lối cho bản thân vượt qua khó khăn. Thật rõ ràng là cuộc sống rất công bằng, “ở hiền gặp lành” là chân lý đúng đắn không bao giờ thay đổi.
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cho-cu-ong-an-xin-70-tuoi-an-uong-suot-10-nam-khong-lay-1-ong-khi-sa-co-sap-pha-san-toi-nhan-uoc-mot-chiec-hop-go-ma-am-long-a425358.html