Được mệnh danh là một trong “Ngũ Kinh” của Trung Hoa, nghiên cứu về những quy luật của tạo hoá và sự vận động của vạn vật, trong đó xoay quanh 3 yếu tố cốt lõi là “Thiên, Địa, Nhân”, Kinh Dịch mang hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Qua thời gian, những bậc hiền nhân đã đúc rút và để lại nhiều bài học cũng như những lời khuyên đắt giá cho thế hệ sau này.
Trong đó, có 3 lời dạy đắt giá nhất giúp người đời nhìn thấu hồng trần, kẻ trí nếu biết nắm bắt và học theo sẽ có một đời thông thuận, thành công nằm trong tầm tay.
3 lời dạy đắt giá từ Kinh Dịch, kẻ trí biết nắm bắt một đời thông thuận, thành công
Những lời dạy đầy triết lý dưới đây có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào nhân sinh, người thấu tỏ một đời thông thuận, an nhàn.
Những ham muốn mãnh liệt khiến con người không bao giờ đạt được sự thỏa mãn, hài lòng, đó chính là nguồn cơn của nỗi khổ đau triền miên. Nếu không học cách chế ngự được lòng tham, tự bản thân sẽ gây nên những đau khổ cho chính mình và những người xung quanh.
Cổ nhân từng răn dạy rằng: “Người không hài lòng thì mãi sống trong khổ sở”.
Những người có ham muốn quá độ sẽ bị chính lòng tham của mình nuốt chửng. Bởi vậy, từ bao đời nay, bài học tu tâm dưỡng trí “kiểm soát” dục vọng và lòng tham luôn là một trong những bài học quan trọng của những người quân tử tài trí.
Người càng ở trình độ cao thì càng biết tiết chế ham muốn của chính mình. Khi học được cách hài lòng cũng là lúc bạn thấy bản thân giàu có nhất. Người càng ít ham muốn, cuộc sống càng đơn giản và tâm hồn càng bình yên, hạnh phúc cũng từ đó mà sinh ra.
Điều này cũng tương tự như chia sẻ của nhà văn người Mỹ nổi tiếng, ông Vernon Howard: “Bạn đã thành công trong cuộc sống khi tất cả những gì bạn thực sự MUỐN chỉ là những gì bạn thực sự CẦN.”
Thật vậy, trong cuộc sống thường nhật, rất nhiều lúc chúng ta cảm thấy cuộc đời thật xui xẻo kém may. Không ít người cứ mải than thân trách phận mà không nhận ra rằng bản thân mình cũng chính là một phần nguyên nhân trong đó. Có rất nhiều chuyện chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh nhưng lại nhất thời vô tâm bỏ qua để từ đó dẫn tới những điều kém may. Từ đó sinh sân hận với những người may mắn mà không nhận ra, để có được may mắn không phải ngẫu nhiên hay dễ dàng.
Người quân tử ban ngày làm việc chăm chỉ, đêm xuống cũng chẳng lơ là, như vậy chuyện xấu có tới cũng có thể ứng phó. Ảnh minh hoạ
Cố nhà văn nổi tiếng Trung Quốc – Dương Giáng từng chia sẻ: “Thành công của một người không nằm ở tài năng hay sự may mắn mà đến từ sự kiên trì, chăm chỉ và cái tâm đặt vào mỗi việc mình làm”.
Người càng nỗ lực, chăm chỉ càng dễ có được may mắn, bởi khi người đó bắt tay vào thực hiện và kiên trì với việc đó thì sẽ dễ nắm bắt được những cơ hội trong tương lai. Mỗi một hành động nhỏ của chúng ta đều sẽ dẫn tới một kết quả trong tương lai. Bởi vậy, thay vì oán trách mình kém may, hãy luôn trong tâm thế chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội có thể. Những người sớm hiểu được đạo lý này con đường công danh sự nghiệp trong tương lai sẽ thông thuận, thành công.
Trong cuộc sống trước khi làm việc gì đó chúng ta cần cân nhắc trước sau. Sự vội vàng hấp tấp, luôn muốn một bước bay cao như những chú chim chưa học chuyền cành đã đòi bay bổng dễ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Những người sống vội vã và hấp tấp thường phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của sự thiếu suy nghĩ và cân nhắc. Thói quen hành động mà không lường trước được kết quả cuối cùng có thể dẫn đến sai lầm, tạo ra rắc rối không chỉ cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người khác xung quanh.
3 lời dạy đắt giá từ Kinh Dịch, kẻ trí biết nắm bắt một đời thông thuận, an nhàn. Ảnh minh hoạ
Khi không dành thời gian cần thiết để đánh giá một tình huống một cách cẩn trọng, họ có thể bỏ qua những chi tiết quan trọng, dẫn đến quyết định sai lầm, thất bại và hối tiếc. Bởi vậy người xưa răn dạy rằng: “Những kẻ không thức thời, cứ tiến lên liều lĩnh không màng trước sau sớm muộn cũng gặp hung hoạ, tới lúc đó oán than cũng đã muộn rồi”.
Bài học này vận dụng vào cuộc sống hiện nay vẫn giữ được nguyên giá trị vốn có của nó. Bởi cách làm việc thiếu suy nghĩ, vội vàng, hấp tấp dễ khiến chúng ta mắc sai sót trong quá trình làm việc. Từ đó có thể làm giảm hiệu quả công việc, khiến chính bản thân vướng vào rắc rối và bị stress không đáng có.
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bai-hoc-co-nhan-3-loi-day-at-gia-tu-kinh-dich-ke-tri-biet-nam-bat-mot-oi-thong-thuan-an-nhan-a428625.html