Lý Hàn là người ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, năm nay 45 tuổi. Cách đây 3 tháng ông cảm thấy đau âm ỉ ở vùng gian, khi đi khám thì phát hiện bị tổn thương chức năng gan.
Bác sĩ cảnh báo Lý Hàn phải chú ý nghỉ ngơi và điều chỉnh lối sinh hoạt hàng ngày. Nếu không, tình trạng này sẽ xấu đi và dẫn đến ung thư gan.
Nghe bác sĩ tư vấn như vậy, ông cảm thấy rất lo lắng mình sẽ bị ung thư, nên ăn không ngon, ngủ không yên. Tình cờ 1 lần lướt mạng xã hội, Lý Hàn đã nhìn thấy một bài thuốc dân gian cho biết ăn hành tây mỗi ngày sẽ giúp chống lại ung thư, nuôi dưỡng chức năng gan.
Người ta nói rằng, đây là cách làm vừa tiết kiệm lại tốt cho sức khoẻ, các hoạt chất có trong hành có thể tiêu diệt tế bào ung thư.
Kể từ đó, Lý Hàn mỗi ngày đều đặn ăn một của hành sống và xem nó như trái cây bình thường, để mong chờ một phép màu cho cơ thể của mình.
Sau 3 tháng tái khám, Lý Hàn rất hồi hộp và chờ đợi kết quả kiểm tra lại. Và sau một loạt các xét nghiệm, kết quả cho thấy chức gan của anh không được cải thiện đáng kể.
Lý Hàn rất thất vọng, ông cứ tưởng ăn hành mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng của mình. Khi được bác sĩ giải đáp, ông mới thật sự hiểu ra hành tây dù chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư chứ nó không có tác dụng chống ung thư như những gì ông nghĩ.
Và nếu cứ ăn hành tây sẽ chống được ung thư thì sẽ chẳng có ai trên đời này phải mắc căn bệnh nan y khủng khiếp đấy nữa.
Hành tây giúp chống ung thư nhưng những người này ăn lại có thể thành… “thuốc độc”
Hành tây và mối quan hệ với ung thư
Hành tây là một thực phẩm rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Và những năm gần đây, nhiều thông tin đồn thổi rằng hành tây là “vua của các thực phẩm chống ung thư”, đặc biệt là có thể tiêu diệt tế bào ung thư gan. Vậy, hành tây có thực sự đem tới “tác dụng thần kỳ” như vậy không?
Theo nghiên cứu phối hợp của Bệnh viện Renji liên kết với trường Y đại học Giao thông Thượng Hải đã theo dõi gần 60.000 người nam giới và ghi chép lại thói quen ăn uống của họ với các trường hợp ung thư gan.
Kết quả cho thấy mỗi ngày nếu ăn khoảng 5,5 gram hành tây có thể làm giảm 33% nguy cơ mắc ung thư gan.
Lý do là bởi trong hành tây có chứa hai chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ là polyphenol, flavonoid,… có tác dụng bảo vệ các tế bào và cơ thể chống lại tế bào ung thư ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hành tây chính là thuốc chữa bệnh ung thư. Vì bên cạnh công dụng tốt chúng ta còn phải xem xét đến các yếu tố như sự hấp thụ của cơ thể, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như phương pháp nấu ăn,…
Bên cạnh công dụng chống ung thư, loại củ này còn rất giàu vitamin, khoáng chất,… mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe.
Mối liên hệ bất ngờ giữa hành tây và ung thư
Chìa khoá chống lại ung thư
Ung thư hiện là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán, vào năm 2050, số lượng bệnh nhân ung thư trên toàn cầu sẽ tăng mạnh.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống có thể dẫn đến bệnh ung thư nhưng cũng có thể trở thành “vũ khí”, là “chìa khóa” giúp ngăn ngừa chúng. Và hành tây mặc dù tốt nhưng cũng không thể thay thế các biện pháp phòng chống ung thư quan trọng như:
1. Chế độ ăn uống khoa học
Thực hiện chế độ ăn khoa học với những thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao giúp chúng ta luôn khỏe mạnh và có nền tảng sức khỏe tốt để đẩy lùi bệnh tật và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, nên ăn nhiều Vitamin và chất xơ có trong trong trái cây, rau củ và ngũ cốc. Bởi chúng giúp cơ thể bổ sung các chất chống oxy hóa, flavonoid (hay vitamin P). Các chất này có tác dụng tăng cường hoạt động sống cho tế bào trong cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư hiệu quả.
Mẹo chỉ ăn rau củ mà vẫn no lâu
Hơn nữa, cần hạn chế tối đa việc uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích. Bởi trong rượu có chứa chất chuyển hóa acetaldehyde gây hại cho gan, và khi uống nhiều rượu trong thời gian dài sẽ gây viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài thói quen ăn uống khoa học thì chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng ung thư, có nền tảng sức khỏe tốt.
Cần chú ý không thức khuya, ngủ đủ giấc, vận động mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Bởi nếu chúng ta thường xuyên thức sẽ gây rối loạn nội tiết trầm trọng và chức năng hệ tiêu hóa bị suy yếu, các cơ quan nội tạng và tế bào trong cơ thể không có thời gian chữa lành sẽ dễ dẫn đến việc các tế bào ung thư dễ dàng có cơ hội phát triển.
Theo ĐSPL
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/an-1-loai-cu-cay-nong-hang-ngay-e-chong-ung-thu-nguoi-an-ong-45-tuoi-nhan-ket-qua-bat-ngo-thuc-hu-ra-sao-a417576.html