Trong phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội sáng ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022 là năm đầu đầu tiên thực hiện hóa đơn điện tử (từ 1/7/2022), nên tăng được nguồn thu đáng kể.
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Tuy nhiên, năm 2023, thu thuế nội địa giảm 27.000 tỷ đồng, tức là giảm 2% so với 2022, riêng thu từ dầu thô đạt 79% kế hoạch do ảnh hưởng từ biến động giá.
Về nguyên nhân, theo Bộ trưởng, giá dầu thô của năm 2022 là 104,7 USD/thùng, nhưng năm 2023 giảm xuống 88 USD/thùng, nên giảm thu ngân sách 16.000 tỷ đồng.
Vấn đề nữa là xuất nhập khẩu của năm 2023 do ảnh hưởng từ tình hình chiến tranh của Nga – Ukraine, lạm phát nên các quốc gia thắt chặt chi tiêu, nên thu từ xuất nhập khẩu giảm 66.800 tỷ đồng, đạt 76,6% kế hoạch.
Tuy vậy, Bộ Tài chính đã nỗ lực tìm mọi giải pháp, biện pháp, nỗ lực để tăng thu ngân sách, nhưng không ảnh hưởng đến “sức khỏe” và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nghĩa là phải tìm cách thu những khoản thu tiềm năng.
Cụ thể, có những khoản trước đây không thu được như sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, thì hiện đã có 93 tổ chức công nghệ nước ngoài như Youtube, Google, Facebook, Microsoft… đã kê khai nộp thuế trên cổng thông tin điện tử nộp thuế thương mại điện tử xuyên biên giới của Bộ Tài chính, hiện đã thu được 14.500 tỷ đồng.
Tập trung thu thuế đối với kinh doanh mua bán online
Liên quan thu thuế sàn thương mại điện tử trong nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, năm nay, Bộ Tài chính sẽ tập trung thu thuế đối với kinh doanh mua bán online. Theo đó, Bộ đã kết nối cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế vào cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát các khoản thanh toán trên sàn thương mại điện tử.
Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua đó, sẽ thu được khoản thuế trong lĩnh vực này. Bộ trưởng thông tin, trong gần 2 quý vừa qua đã thu được gần 50.000 tỷ đồng từ các khoản thu này.
Ngoài ra, Bộ cũng đưa ra giải pháp kết nối máy tính tiền ở các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp đến cơ quan thuế, đồng thời đưa ra giải pháp quay số hóa đơn theo mã số hóa đơn may mắn… để khuyến khích người dân lấy hóa đơn, nếu trúng mã sẽ được thưởng.
Liên quan đến các chính sách tài khóa để khoan sức dân, hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, năm nay, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải pháp về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Trong 3 năm qua, mỗi năm giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trung bình khoảng 200.000 tỷ đồng/năm.
Cùng với đó, hiện đang kiến nghị Quốc hội phương án tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng cuối năm 2024 cho nhiều đối tượng như đang thực hiện.
“Đây là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tăng cường tập trung thu ngân sách, cân đối chính sách tài khóa, dùng nguồn tăng thu, vượt thu để đầu tư hệ thống đường cao tốc, sân bay, bến cảng, các công trình trọng điểm quốc gia”, Bộ trưởng thông tin.